Header Ads

Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là một vấn đề luôn được mọi người quan tâm, trong đó có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo thực phẩm sạch từ khâu nguyên liệu đầu vào, nhập kho đông lạnh bảo quản, khâu sơ chế và khâu chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, đối với các nhà hàng, khách sạn, các bếp ăn tập thể hay bếp công nghiệp thì việc bảo quản thực phẩm là vô cùng quan trọng và cần thiết bởi yêu cầu luôn đảm bảo thực phẩm luôn tươi ngon mà giữ được thời gian lâu.


Qua đó, việc bảo quản đông lạnh thực phẩm trong kho cũng cần phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định. Quý khách tham khảo bài viết sau đây để có thêm lưu ý cũng như kinh nghiệm hữu ích trong việc bảo quản thực phẩm đông lạnh cho hoạt động kinh doanh của mình.

Cách bảo quản thực phẩm đông lạnh dễ dàng và hiệu qủa nhất  

Những loại thực phẩm nào cần trữ đông



Phương pháp trữ đông giúp cho thực phẩm có thể sử dụng được trong nhiều ngày. Tuy nhiên nó cũng có những nhược điểm nhất định như làm mất đi một phần dưỡng chất và độ tươi sống nếu để quá lâu. Do đó, chúng ta chỉ nên bảo quản đông một số loại thực phẩm nhất định:

– Thịt đỏ: thịt lợn, thịt bò,…. Đây là những nguồn cung cấp đạm chủ yếu hàng ngày và dễ dàng bị hỏng.

– Thủy hải sản.

– Các loại bơ lạt, phô mai.

– Kem, sữa chua.

Đối với các loại rau củ, chúng ta chỉ nên để chúng ở ngăn mát và sử dụng trong thời gian sớm nhất có thể để lấy được tất cả vitamin cũng như giữ được độ tươi mát của chúng.

Nhiệt độ bảo quản hợp lý, chính xác

Nhiệt độ bảo quản là yếu tố quan trọng nhất quyết định sản phẩm đông lạnh đó có được bảo quản trong môi trường tốt nhất hay không. Ở mức 4 độ C là các loại vi khuẩn đã ngừng hoạt động, nước bắt đầu đóng đá thế nhưng nếu muốn bảo quản trong thời gian dài cần hạ nhiệt độ tủ xuống thấp hơn. Thông thường thịt đông lạnh có thể bảo quản 3 tháng ở nhiệt độ -18oC.

Cách bảo quản thực phẩm đông lạnh

Muốn giữ cho thịt cá tươi lâu, không hỏng, các bạn nên thực hiện các bước dưới đây:

Trước hết chúng ta cần rửa sạch thực phẩm nhiều lần bằng nước sạch cho hết chất nhầy và không để chung các loại đồ tươi, sống với thực phẩm chín.

Tiếp theo nên bảo quản thực phẩm trong các hộp đựng thực phẩm có nắp đậy hoặc túi nilong có khóa kéo để thực phẩm giữ được hương vị cũng như tránh bị ám mùi của thực phẩm khác. Cần phân chia các vị trí nhất định trong tủ để các loại thực phẩm khác nhau, tránh để chúng chảy nước sang các loại khác.

Một lưu ý nhỏ cho các bạn là nên cắt nhỏ miếng thịt ra thành nhiều phần để thuận tiện cho việc chế biến. Khi mua thịt vào đầu tuần, chị em thường có thói quen mua cả miếng lớn và trữ đông. Tuy nhiên khi nấu ăn hàng ngày thì lượng thịt cần thiết lại chỉ là một phần, giã đông cả miếng to không chỉ tốn thời gian mà còn khiến vi khuẩn dễ dàng sinh sôi làm hỏng thịt.

Rã đông thực phẩm như thế nào

Việc ra đông thực phẩm đông lạnh tốn khá nhiều thời gian và khiến chúng ra gặp không ít khó khăn. Mỗi loại thực phẩm có quá trình rã đông khác nhau. Cách thức rã đông đúng là bạn nên từ từ để thực phẩm xuống ngăn mát để chúng tan đá dần dần, sau đó mới bỏ ra ngoài . Trong trường hợp cần rã đông nhanh, bạn có thể cho sản phẩm vào túi nylong buộc kín miệng bao hoặc sử dụng loại có khóa kéo, ngâm vào nước thường (chú ý không nên sử dụng nước nóng sẽ khiến chất dinh dưỡng bị mất đi) và cứ mỗi 30 phút thay nước một lần cho đến khi thực phẩm hoàn toàn mềm ra như mong muốn.

Những lưu ý quan trọng trong bảo quản thực phẩm bằng kho lạnh

Lưu ý 1: Sơ chế đơn giản trước khi cho vào kho bảo quản

Bởi khi thực phẩm để trong kho lạnh, kho đông bảo quản lâu ngày nếu không vệ sinh sạch sẽ sơ qua thì sẽ không đảm bảo an toàn, tạo môi trường cho các loại vi khuẩn có hại xâm nhập.

Lưu ý 2: Đóng gói bao bì phù hợp với từng loại thực phẩm

Đối với các loại thực phẩm hải sản như: cá, thịt, tôm mực, các loại bơ… người dùng nên gói trong túi nilon hoặc bỏ vào trong hộp và đậy kín mới cho vào kho đông, kho lạnh.
Hạn chế sử dụng các loại hộp có chất liệu bằng thép hay inox để bảo quản thực phẩm bởi sẽ làm lâu thời gian đông lạnh của thực phẩm.
Nên cho các loại thực phẩm cần có nhiệt độ đông lạnh cao vào trước và các loại thực phẩm có nhiệt độ thấp vào sau.

Lưu ý 3: Nên phân loại các nhóm thực phẩm khi bảo quản

Đối với các loại thực phẩm như thịt cá cần giữ bảo quản lâu ngày thì nên để nhiệt độ từ -6 0C – (-18 0C)
Với các loại thực phẩm rau củ, quả thì cần bảo quản ở nhiệt độ 2 0C – 8 0C.

==>>> Kho đông lạnh 

Mới hơn Cũ hơn